NGUYÊN NHÂN BỒN CẦU THOÁT NƯỚC CHẬM, CÁCH XỬ LÍ RA SAO?

 1. Xả nước bồn cầu kèm giấy vệ sinh

Sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh sẽ khiến bồn cầu thoát nước chậm. Đặc biệt là sử dụng các loại giấy vệ sinh kém chất lượng, khó tan trong nước. Lâu dần, thói quen sử dụng nhiều giấy vệ sinh sẽ làm đường ống bị bám cặn, giấy bị đọng lại gây tình trạng nghẹt bồn cầu.

Chính vì vậy, chỉ nên dùng 1 lượng vừa đủ hoặc có riêng một chiếc thùng rác ở cạnh bồn cầu để chứa giấy vệ sinh. Biện pháp này được sử dụng nhiều ở các hộ gia đình ở lâu năm hoặc các công ty, văn phòng đông người.

                                        

2. Để rơi vật khó trôi vào bồn cầu

Vật khó trôi hay còn gọi là dị vật, dị vật ở đây có thể là lõi giấy vệ sinh, túi nilon, vỏ gói dầu gội đầu…

Vô tình hoặc do cố ý thả dị vật vào bồn cầu sẽ khiến bồn cầu xuống nước chậm. Khi xả nước, dị vật bị mắc lại ở đường ống. Gây ra hiện tượng thoát nước chậm và không đều. Lâu dần không được xử lý sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn.


3. Bồn cầu không có hoặc tắc đường thông khí

Khi xây dựng bể phốt và lắp đặt bồn cầu, gia chủ sẽ cần thiết kế một ống dẫn khí hay ống thông hơi nối từ bể phốt lên trên để khí thoát ra. Các khí này có áp suất lớn nên sẽ theo đường ống thoát khí bay ra ngoài môi trường, giúp cân bằng khí áp trong bể phốt.

Ống thoát khi bị tắc có thể do bể phốt lâu ngày không được thông hút, do lắp đặt sai kỹ thuật,…

Tắc ống thông hơi cũng là một nguyên nhân khiến bồn cầu thoát nước chậm.

   


4. Bồn cầu chất lượng thấp và xuống cấp

Bồn cầu chất lượng thấp có ưu điểm là giá thành rẻ, trôi nổi trên thị trường. Thế nhưng, sử dụng một thời gian ngắn sẽ xuất hiện hỏng hóc, xuống cấp nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bồn cầu với chất lượng cơ bản khi đã sử dụng lâu năm và có dấu hiệu xuống cấp cũng gây ảnh hưởng đến các chức năng, hiệu quả sử dụng của bồn cầu.

Bồn cầu chất lượng thấp và xuống cấp cũng có thể là nguyên do khiến cho bồn cầu bị thoát nước chậm. 


5. Sai sót trong quá trình lắp đặt bồn cầu

Quy trình thiết kế, lắp đặt bồn cầu sai tiêu chuẩn sẽ làm bồn cầu không hoạt động được bình thường, xuống nước rất chậm, gây bất tiện và khó chịu khi sử dụng.

Để tránh tình huống này, các gia chủ không nên tự lắp đặt bồn cầu mà nên nhờ các đơn vị chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm thi công. Việc này giúp đảm bảo bồn cầu không xảy ra vấn đề trong quá trình sử dụng.


Cách xử lý bồn cầu thoát nước chậm

1.Xử lý bằng pit tông cao su

Pittong hay còn được gọi là cây thụt, đây là một trong những dụng cụ hỗ trợ thông tắc cống, bồn cầu bị nghẹt phổ biến hiện nay.

Cách thông tắc bồn cầu bằng thụt như sau:

Bước 1: Bạn cần ấn xả nước bồn cầu trước.

Bước 2: Dùng pittong đưa vào khít chính giữa lỗ thoát bồn cầu như trên hình.

Bước 3: Hãy dùng lực đẩy thật mạnh pittong xuống lỗ bồn cầu, ấn liên tục 6-7 lần thật mạnh, nhấc lên thật dứt khoát.

Bước 4: Ấn xả nước lại nhiều để xả trôi tất cả chất thải bị tắc trong toilet.


2.Xử lý bằng áp lực nước 

Sử dụng áp lực nước tự nhiên là một cách thông tắc bồn cầu hiệu quả, đơn giản không cần dùng bất cứ dụng cụ nào cầu kỳ cả. Bạn thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần nhấn nút xả nước ở mức lớn nhất hoặc nhấn 2 lần xả nước bồn cầu. Ngoài ra, bạn có thể dùng một xô nước lớn đổ thật mạnh vào lỗ bồn cầu để tạo áp lực. Cách này sẽ giúp đẩy tất cả chất thải như giấy vệ sinh, phân thải, đồ ăn ở mức nhẹ bị mắc kẹt trôi tuột xuống hầm cầu nhanh chóng.


3.Xử lý bằng băng dính hoặc màng bọc thực phẩm

Bồn cầu nhà bạn bị nghẹt nhưng bạn lại không có bất cứ dụng cụ thông nghẹt bồn cầu nào? Đừng lo lắng, hãy thử sử dụng mẹo thông tắc nhà vệ sinh bằng màng bọc thực phẩm, băng dính ngay sau đây.

Cách thực hiện thông tắc vệ sinh bể phốt:

Bước 1: Hãy bọc màng bọc thực phẩm hoặc băng keo dính phủ kín đầy miệng bồn cầu. Tốt nhất là bạn nên bọc 2 -3 lớp (hoặc có thể nhiều hơn) để tạo lớp bọc bám chắc, không bị bung ra.

Bước 2: Nhấn xả nước nhiều lần. Lúc này áp lực khí trong bồn cầu làm phồng màng bọc thực phẩm giúp dễ dàng đào thải chất thải hơn.

Bước 3: Nếu màng bọc bị phồng lên, bạn hãy dùng tay nhấn lên màng bọc. Việc này giúp tạo áp lực khí dồn xuống đẩy dị vật bị nghẽn trôi xuống.


4.Xử lý bằng baking soda kết hợp giấm ăn

Baking soda dường như không còn quá xa lạ với người tiêu dùng bởi công dụng mà nó mang lại. Ngoài việc, giúp làm trắng răng, áo quần, baking soda khi kết hợp với giấm ăn sẽ tạo ra hỗn hợp giúp thoát nước và tránh tắc nghẽn bồn cầu cực kỳ hiệu quả đấy.

Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 500g baking soda, 500 giấm ăn và 3 lít nước nóng.

Bước 2: Trộn chung các nguyên liệu với nhau.

Bước 3: Đổ hỗn hợp trên xuống bồn cầu rồi đập nắp lại trong khoảng từ 5-7h đồng hồ (tốt nhất nên để qua đêm). Hỗn hợp giúp phân rã chất thải và trôi xuống bồn cầu nhanh hơn.

Bước 4: Tiến hành xả nước để làm sạch bồn cầu  sau khi ngâm đủ thời gian trên.

Lưu ý:

Nên đeo bao tay và khẩu trang bảo vệ sức khỏe tránh hít phải bột baking soda.

Cách làm này chỉ nên áp dụng đối với các loại bầu cầu như bồn cầu trệt, bồn cầu ngồi xí. Tuyệt đối không sử dụng đối với các loại bồn cầu thông minh.


5.Dùng bồn cầu chất lượng

Nhiều người lầm tưởng rằng thiết bị vệ sinh đáng đầu tư là vòi hoa sen hay chậu rửa mặt, nhưng thực tế cho thấy bồn cầu tốt mới là vật dụng đáng để đầu tư nhất. Đầu tư một chiếc bồn cầu tốt sẽ giúp phòng vệ sinh luôn thơm tho và sạch sẽ, thiết kế bộ xả nước nhẹ nhàng và tiết kiệm nước. Các linh kiện đi kèm cung có chất lượng tốt, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn bồn cầu sau một thời gian sử dụng.


Bồn cầu thoát nước chậm là một trong những tình huống thường gặp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn xử lý được vấn đề này và đảm bảo thuận tiện cho gia đình khi sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó nếu bạn đã sử dụng những cách ở trên mà bồn cầu vẫn không xuống nước được hãy gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn sử lí một cách nhanh chóng.

Pages

Gọi chúng tôi